Cờ tướng là một bộ môn thể thao trí tuệ có nguồn gốc từ Trung Quốc được rất nhiều người chơi trên thế giới ưa chuộng. Ngoài thú vui giải trí trong những lúc rảnh rỗi, chơi cờ còn giúp người chơi cải thiện trí tuệ và sự kiên nhẫn trong cuộc sống. Vậy bạn đã biết đến luật chơi của cờ tướng chưa? Nếu chưa hãy đọc hết bài viết hướng dẫn chi tiết luật chơi cờ tướng sau đây của Debet nhé!
Biểu tượng và những tên gọi các quân cờ trong Cờ tướng
Trong một bàn cờ tướng có tổng cộng 32 quân cờ được chia làm 2 bên, mỗi bên gồm 16 quân với 2 màu đen và đỏ (hoặc đen và trắng), với số lượng mỗi quân cờ là: 5 quân tốt, 2 quân pháo, 2 quân xe, 2 quân mã, 2 quân tượng, 2 quân sĩ và 1 quân tướng. Khoảng cách giữa mỗi bàn cờ được gọi là Sông, một số quân phòng thủ như: Tướng, tượng, sỹ không thể qua được sông.
Xem thêm: Cờ tướng là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của cờ tướng?
Luật chơi cờ tướng chi tiết nhất
Đầu tiên, hai người chơi cờ tướng chọn hai màu cờ đại diện cho đội của mình, khi đã chọn và đi nước cờ đầu thì không được phép chuyển sang màu cờ khác. Mục tiêu chiến thắng đó là ăn được quân tướng của đối phương. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể ăn hết những quân cờ quan trọng của đối thủ và khiến quân tướng của họ bị dồn vào thế bí và đầu hàng thua.
- Loại bỏ quân cờ của đối thủ: Mỗi quân cờ khi được di chuyển tới một vị trí bất kỳ theo luật mà có quân cờ của đối phương cản đường thì có thể ăn quân đối phương đó và loại nó ra khỏi bàn cờ.
- Bắt quân: Khi một quân đi đến một giao điểm khác đã có quân đối phương đứng thì được quyền bắt ngay quân đó, đồng thời chiếm giữ vị trí mà quân bài bị bắt; không được phép bắt quân của bên mình; quân bị bắt phải bị loại và bị nhấc khỏi bàn cờ.
- Chống tướng: quân Tướng của 2 bên không có quân cờ nào cản và nằm chéo hoặc nằm ngang. Vị trí chống Tướng là một nước cờ không hợp lý và buộc Tướng của bên kia phải di chuyển theo một hướng khác.
- Chiếu tướng: quân cờ của 1 bên có nước đi có thể ăn Tướng của bên kia. Nếu Tướng của bên kia không di chuyển theo hướng khác thì sẽ bị quân đối thủ ăn mất và thua.
- Lùa quân: Dùng quân của bên mình di chuyển đến vị trí có thể ăn quân của đối phương. Ví dụ: nước đi của quân Pháo có thể ăn một quân của đối phương.
- Thắng ván cờ khi: Tướng của đối thủ bị vây hãm bởi những quân cờ bên kia và các quân cờ khác của đối phương không thể di chuyển các nước đi tiếp thì sẽ được coi là thua cuộc; chiếu quân Tướng của đối thủ; đối phương phạm phải luật cấm và không chịu thay đổi nước cờ; đối phương tuyên bố đầu hàng.
- Ván cờ hòa khi: Cả 2 bên đều phạm vào luật cấm; cả 2 bên cùng chấp nhận hòa khi nước cờ của 2 bên không thể giải và có thể ăn được bất kỳ quân cờ nào được; một bên đề nghị hòa sau khi trọng tài vào kiểm tra mỗi bên đều đi đủ 60 nước mà không có nước bắt quan nào thì ván cờ được xử hòa; khi tổng số nước đi của bàn cờ là 300; khi tổng số nước đi từ lần cuối cùng của ván cờ có tiến triển là 30,…
- Người chơi sẽ bị thua khi: Không ghi 3 lần biên bản mỗi lần bao gồm 4 nước liên tục; bị mắc lỗi kỹ thuật 3 lần mỗi lần tác phong 3 lần; vi phạm những trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ.
Trên đây là luật chơi cờ tướng được Debet tổng hợp lại một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với anh em trong những ván cờ tướng bổ ích sắp tới!